Cuộc sống dưới góc nhìn của Triết Học và Đạo học…

LightBlog

Breaking

1 / 3
Caption Text
2 / 3
Caption Two
3 / 3
Caption Three

Wednesday, February 28, 2024

February 28, 2024

LỊCH SỬ và CÂU HỎI

 

LỊCH SỬ và CÂU HỎI


1 – Lịch sử là gì?


Các triết gia về lịch sử đã đưa ra định nghĩa rằng “ Lịch sử là sự nhận thức các sự kiện của quá khứ”


Có nghĩa rằng, không có “nhận thức” thì sẽ không có lịch sử nào cả. Ví dụ loài bò thì chắc chắn không có lịch sử.


Tuy nhiên, chúng ta thường nghĩ rằng, dù có nhận thức hay không thì quá khứ cũng đã xảy ra những sự kiện như thế, như thế… 


Câu hỏi là: Làm thế nào để anh khẳng định quá khứ có những sự kiện như thế, như thế … nếu không có nhận thức, tức là tìm hiểu, khám phá?


Nhỡ quá khứ chẳng có gì sất thì sao?


Có gì đó đã xảy ra, đã tồn tại, là bởi nhận thức ta để vào đó.


Nhưng, nhận thức lại rất khác nhau nên nhận thức về quá khứ cũng rất khác nhau. Chẳng hạn gần đây người ta đánh giá lại ông hồ thơm tức Nguyễn Huệ và ông Nguyễn Phúc Ánh cũng như vai trò của hai ông này với đất nước ở thời kỳ đó. Đây gọi là “nhận thức lại”. Hoặc cuộc chiến chống mẽo trước 75 là chống xâm lược hay thực chất là nội chiến? Rồi lịch sử bên thắng cuộc và lịch sử bên thua cuộc cũng rất khác nhau, vậy bên nào sở hữu bức tranh chân thực về lịch sử?


Hegel phán “ cái hiện thực là ở tinh thần”, là theo nghĩa, tinh thần ta đến đâu thì hiện thực sẽ hiện ra tới đó và nó luôn mâu thuẫn.


2 – Khám  phá lịch sử.


Cũng một ông triết gia nói “ khám phá lịch sử giống cuộc điều tra hình sự”. Chẳng hạn các nhà khảo cổ đào bới tìm hiện vật, rồi căn cứ các tài liệu văn bản cổ, rồi thơ ca dân gian, văn học truyền miệng, thần thoại thần tích, đền đài v.v.. người ta sẽ dựng nên “bức tranh lịch sử” về thời đại mà ta muốn khám phá. Tuy nhiên, quá trình đào bới, truy tìm tài liệu khảo cổ, người ta lại phát hiện ra những bằng chứng mới khiến bức tranh đã được “ dựng lên trước đó” phải thay đổi, phải vẽ lại.


Lịch sử vì vậy luôn được khám phá và viết lại…


Bởi vậy, môn lịch sử không được xếp vào môn “ khoa học chính xác” như toán học hay vật lý, nó là khoa học nhân văn.


Pierre Bayle là triết gia kiêm nhà sử học lừng danh thời khai sáng, có nhận định như sau:


“ Người ta chỉnh sửa lịch sử một chút cho thích hợp, giống như thịt trong một món ăn. Mỗi quốc gia soạn chúng theo cách của mình”


Còn ông Alexis de Tocquevile, nhà xã hội học lừng danh, một quan chức ngoại giao người Pháp, tác giả kiệt tác “Nền dân trị Mẽo” thì nhận xét:


“ Lịch sử là một bảo tàng tranh nơi có ít tranh gốc và nhiều bản sao”


Tóm lại, có chân lý lịch sử hay không?


Ngay các nhà sử học lỗi lạc nhất cũng không dám khẳng định, vì lịch sử là quá trình “ nhận thức, khám phá”, và quá trình đó … dài bất tận!


3 – Lịch sử trong văn học nghệ thuật.


Nhờ tính bất định của lịch sử mà các nghệ sĩ sáng tác cứ tha hồ sáng tác về lịch sử, chả ai cấm, trừ các đám đông độc tài thường to mồm “không được xuyên tạc lịch sử”, bởi lẽ họ tin có một lịch sử chắc chắn đúng, trong não của họ.


Phét lác về lịch sử, lừng danh nhất phải kể đến ông Alexandre Dumas. Bố mày viết “Ba chàng ngự lâm” kể về thời vua Louis 13, về ba ông lính ngự lâm, tiêu biểu là ông D’Artagnan – đều là những nhân vật có thật, nhưng bố mày mông má, bịa đặt, bốc phét loạn xà ngầu và cả thế giới say mê tài nghệ bốc phét của bố.


Người Tàu có ông Kim Dung, bố này kể về thời nhà Tống chống quân Mông cổ, sự kiện thành Tương Dương là có thật, cơ mà bố bịa mẹ ra ông Quách Tĩnh dùng “ Hàng long chưởng” chỉ huy quân đội đại Tống kháng cự lại đại mông và … chiến thắng. He he… bốc phét kinh người mà cả châu Á say mê…


“Tam Quốc diễn nghĩa” cũng như vậy. Các nhân vật Quan Công, Trương Phi, Lưu Bị, Tào Tháo.v.v.. hoàn toàn khác xa với sử liệu, cơ mà chả sao, cứ bốc phét sao cho hay là được.


Bởi vì, nếu dùng lịch sử chính thống bắt bẻ tôi, thì thưa các nhà sử học, các anh đã chắc chắn những trang sử các anh viết ra, là chân lý hay chưa?


Những quả sáng tác nêu trên được gọi là “ Tiểu thuyết hóa lịch sử” hay “ Văn học hóa lịch sử”, nôm na là “ nghệ thuật hóa”, tức bốc phét, thế thôi!


4 – Quê mình đến bao giờ thì có quả tiểu thuyết lịch sử hay phin lịch sử hay ho?


Lại một ông triêt gia khủng – J.S. Mill – tác giả cuốn sách “ Chính thể đại diện”, có nói đại ý rằng “ Nhân dân luôn có chính quyền xứng đáng với họ”.


Nghĩa là nhân dân thông minh thì chính quyền phải sáng suốt, và ngược lại. Suy ra, nếu chính quyền chưa sáng suốt đủ để xứng đáng với nhân dân thì nhân dân sẽ phê phán, sẽ đòi hỏi, đến khi chính quyền phải xứng đáng hoặc bị thay thế...


Áp dụng vào câu hỏi về văn học, xi nê hay nghệ thuật nói chung, rằng bao giờ quê mình có kiệt tác hay về lịch sử?


Câu trả lời, khi nào khán giả - người thưởng thức -  xứng đáng, kiệt tác sẽ xuất hiện.


Còn đến giờ, xem phim với đọc sách, chỉ nhằm soi mói “ cái này đúng với lịch sử, cái kia là xuyên tạc lịch sử”, thì quên mẹ đi, xem tấu hài gì đó được rồi!


Ảnh anh Lê Văn Tám, top đầu trong số các anh hùng của lịch sử

Tuesday, January 30, 2024

January 30, 2024

QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

 Quá độ lên thiên đàng  cnxh về thực chất là chuyển từ súc sanh lên thẳng các bậc tiên thánh mà bỏ qua giai đoạn làm người.

Monday, January 29, 2024

January 29, 2024

QUYỀN LỰC

 QUYỀN LỰC 


QUYỀN LỰC 


1 – Từ thủa nhỏ khi ý thức chưa phát triển, và ta có quyền làm mọi thứ, chẳng hạn nhảy lên giường mẫu thân ỉa một bãi, rồi dùng ngón tay chọc vào ổ điện hoặc chạy mẹ qua đường trong khi xe cộ đang lao vun vút…


Ta sẽ sớm ngỏm củ tỏi, chắc luôn.


Bởi vậy, thứ quyền lực đầu tiên mà ta phải chịu phục tùng đó là quyền lực của cha mẹ, họ sẽ hướng dẫn thậm chí bắt buộc ta phải hành xử hợp lý…


2 – Lớn lên đi học, ta sẽ phải phục tùng quyền lực của nhà trường, của thầy cô giáo. Bạn không thể, sau khi nghe giảng về định lý Thales, lại bật lại thầy giáo kiểu “ Tôi đếch tin, ông có quyền gì mà bắt tôi tin điều đó?”. Thật bậy bạ có phỏng.? Thầy giáo là người có “thẩm quyền” chia sẽ kiến thức đó, và bạn phải học nếu muốn nên người.


Rồi khi ta bị bệnh, vào bệnh viện, bác sĩ khám rồi bảo ta uống thuốc thế này, kiêng khem thế kia, ta nghe răm rắp. Đó chính là “thẩm quyền” của bác sĩ và đó là quyền lực của chuyên môn.


Tương tự như vậy, bạn phải nghe theo các giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư.v.v.. là những người thành thạo chuyên môn của mình. Đó là những người có “ thẩm quyền chuyên môn” và họ sử dụng nó một cách hợp pháp như một thứ quyền lực… 


3 – Ra với xã hội, chúng ta sẽ va phải một loạt những điều luật như luật giao thông, luật môi trường, luật hình sự.v.v.. đó chính là “thẩm quyền” của nhà nước, hay nói cách khác, quyền lực của nhà nước được thể hiện ra bằng các bộ luật mà bạn phải phục tùng… 


Tóm lại, quyền lực là thứ cần thiết với đời sống, vì nếu không có nó, tức là ai cũng có quyền, xã hội sẽ thành vô chính phủ và như tôi đã ví dụ ở tút trước, cứ thử để 1 ngày không có luật pháp – tức không có quyền lực nào chi phối bạn – thì loạn xà ngầu ngay và tôi sẽ đi rình gái đẹp, vợ của các đại gia, chỉ để … hiếp dâm!


4 – Nhưng quyền lực không phải là bạo lực. Nó không ép buộc, không dụ dỗ. Quyền lực dựa trển nền tảng tuân thủ và kính trọng.


Hannah Arendt – triết gia chính trị học nổi tiếng – biên đại ý rằng “Quyên uy – một biểu hiện của quyền lực – ngăn chặn việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế từ bên ngoài, nơi nào mà vũ lực được sử dụng, nơi đó quyền uy đã thất bại”


Tôi vâng lời bác sĩ vì sự kính trọng chuyên môn của ông ta, khi tôi biết bác sĩ ngu như bò và tôi không nghe lời ông ta nữa, thế là ông ta chơi trò “bạo lực”, nhờ can thiệp của đầu gấu chẳng hạn, thì thực chất ông ta đã thất bại rồi.


Với các điều luật của nhà nước cũng vậy, tôi tuân thủ vì tôi thấy có lợi cho tôi và cho mọi người, tôi tuân thủ vì sự tôn trọng với chính quyền, bởi vậy sự tuân thủ sẽ trở thành tự giác, đó là sức mạnh đích thực của quyền lực.


Chứ tôi tuân thủ vì phía trước có một tổ cảnh sát cầm dùi cui đứng chờ, hoặc vì một đám tuần tra cơ động trang bị tận răng đi soi, thì quyền lực thật sự của các bộ luật đã ít nhiều suy giảm mất rồi!


5 – Nói như vậy không có nghĩa rằng, các tổ chức quyền lực của nhà nước nên từ chối hoàn toàn bạo lực, bởi ở đâu cũng tồn tại những loại người có tư tưởng vô chính phủ, khước từ quyền lực, tự cho mình muốn làm gì thì làm, những tác nhân gây rối.v.v.. nên bạo lực chỉ dùng trong những tình huống thích hợp, nó là “ biện pháp đối phó”, nó không thể là phương cách thực hiện quyền lực.


6 – Tuy nhiên, cũng như tình yêu là thứ đẹp đẽ nhưng người ta dễ dàng mê muội, yêu quá hóa rồ thì quyền lực cũng vậy, sự sùng bái quyền lực sẽ dẫn đến sùng bái danh hiệu, đại khái, thay vì phục tùng chuyên môn của bác sĩ thì ta sùng bái bất kỳ ông bác sĩ nào.


Kierkegard – được xem là ông tổ của hiện sinh -  nói câu bất hủ như sau:


“ Ta hổ thẹn khi phục tùng một hoàng đế chỉ vì ông ta là … hoàng đế, trong khi đáng lẽ ta phục tùng ông ấy chỉ vì ông ấy thông minh” 


Điều này có nghĩa rằng, dù là hoàng đế mà ngu thì chúng ta chả cần phải phục tùng.


7 – Bởi vậy, chúng ta – những con người có lý tính – phải giữ tinh thần phê phán trước quyền lực cũng như trước tất cả mọi sự.


Triết gia đầu tiên, cha đẻ của triết học hiện đại, người thức tỉnh tinh thần phê phán của con người trước những niềm tin tưởng như đã vĩnh cửu của quá khứ, chính là Decartes. Anh này có phát biểu lừng danh mà các bạn đều biết:


“ Tôi nghi ngờ do đó tôi suy nghĩ, tôi suy nghĩ do đó tôi tồn tại!”


Phê phán chính là sự chất vấn quyền lực của những kẻ nắm quyền, bao gồm các chuyên gia, các thầy đời, các thần tượng của quá khứ vân vân và vân vân...


Kiểu thầy đời vác quả lông ra bày thì chúng ta phải đặt câu hỏi, thầy bày lông thầy hay lông bò chứ?


Chúng ta chưa hẳn có khả năng phán quyết để đưa ra đánh giá về mọi thứ, nhưng chúng ta cũng không thể từ bỏ quyền được phê phán mọi thứ, bao gồm phê phán quyền lực…


Ảnh: Tôi không biết ông này, nhưng nghe nói cũng một thời nắm quyền lực và đã bị tước đoạt


1 – Từ thủa nhỏ khi ý thức chưa phát triển, và ta có quyền làm mọi thứ, chẳng hạn nhảy lên giường mẫu thân ỉa một bãi, rồi dùng ngón tay chọc vào ổ điện hoặc chạy mẹ qua đường trong khi xe cộ đang lao vun vút…


Ta sẽ sớm ngỏm củ tỏi, chắc luôn.


Bởi vậy, thứ quyền lực đầu tiên mà ta phải chịu phục tùng đó là quyền lực của cha mẹ, họ sẽ hướng dẫn thậm chí bắt buộc ta phải hành xử hợp lý…


2 – Lớn lên đi học, ta sẽ phải phục tùng quyền lực của nhà trường, của thầy cô giáo. Bạn không thể, sau khi nghe giảng về định lý Thales, lại bật lại thầy giáo kiểu “ Tôi đếch tin, ông có quyền gì mà bắt tôi tin điều đó?”. Thật bậy bạ có phỏng.? Thầy giáo là người có “thẩm quyền” chia sẽ kiến thức đó, và bạn phải học nếu muốn nên người.


Rồi khi ta bị bệnh, vào bệnh viện, bác sĩ khám rồi bảo ta uống thuốc thế này, kiêng khem thế kia, ta nghe răm rắp. Đó chính là “thẩm quyền” của bác sĩ và đó là quyền lực của chuyên môn.


Tương tự như vậy, bạn phải nghe theo các giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư.v.v.. là những người thành thạo chuyên môn của mình. Đó là những người có “ thẩm quyền chuyên môn” và họ sử dụng nó một cách hợp pháp như một thứ quyền lực… 


3 – Ra với xã hội, chúng ta sẽ va phải một loạt những điều luật như luật giao thông, luật môi trường, luật hình sự.v.v.. đó chính là “thẩm quyền” của nhà nước, hay nói cách khác, quyền lực của nhà nước được thể hiện ra bằng các bộ luật mà bạn phải phục tùng… 


Tóm lại, quyền lực là thứ cần thiết với đời sống, vì nếu không có nó, tức là ai cũng có quyền, xã hội sẽ thành vô chính phủ và như tôi đã ví dụ ở tút trước, cứ thử để 1 ngày không có luật pháp – tức không có quyền lực nào chi phối bạn – thì loạn xà ngầu ngay và tôi sẽ đi rình gái đẹp, vợ của các đại gia, chỉ để … hiếp dâm!


4 – Nhưng quyền lực không phải là bạo lực. Nó không ép buộc, không dụ dỗ. Quyền lực dựa trển nền tảng tuân thủ và kính trọng.


Hannah Arendt – triết gia chính trị học nổi tiếng – biên đại ý rằng “Quyên uy – một biểu hiện của quyền lực – ngăn chặn việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế từ bên ngoài, nơi nào mà vũ lực được sử dụng, nơi đó quyền uy đã thất bại”


Tôi vâng lời bác sĩ vì sự kính trọng chuyên môn của ông ta, khi tôi biết bác sĩ ngu như bò và tôi không nghe lời ông ta nữa, thế là ông ta chơi trò “bạo lực”, nhờ can thiệp của đầu gấu chẳng hạn, thì thực chất ông ta đã thất bại rồi.


Với các điều luật của nhà nước cũng vậy, tôi tuân thủ vì tôi thấy có lợi cho tôi và cho mọi người, tôi tuân thủ vì sự tôn trọng với chính quyền, bởi vậy sự tuân thủ sẽ trở thành tự giác, đó là sức mạnh đích thực của quyền lực.


Chứ tôi tuân thủ vì phía trước có một tổ cảnh sát cầm dùi cui đứng chờ, hoặc vì một đám tuần tra cơ động trang bị tận răng đi soi, thì quyền lực thật sự của các bộ luật đã ít nhiều suy giảm mất rồi!


5 – Nói như vậy không có nghĩa rằng, các tổ chức quyền lực của nhà nước nên từ chối hoàn toàn bạo lực, bởi ở đâu cũng tồn tại những loại người có tư tưởng vô chính phủ, khước từ quyền lực, tự cho mình muốn làm gì thì làm, những tác nhân gây rối.v.v.. nên bạo lực chỉ dùng trong những tình huống thích hợp, nó là “ biện pháp đối phó”, nó không thể là phương cách thực hiện quyền lực.


6 – Tuy nhiên, cũng như tình yêu là thứ đẹp đẽ nhưng người ta dễ dàng mê muội, yêu quá hóa rồ thì quyền lực cũng vậy, sự sùng bái quyền lực sẽ dẫn đến sùng bái danh hiệu, đại khái, thay vì phục tùng chuyên môn của bác sĩ thì ta sùng bái bất kỳ ông bác sĩ nào.


Kierkegard – được xem là ông tổ của hiện sinh -  nói câu bất hủ như sau:


“ Ta hổ thẹn khi phục tùng một hoàng đế chỉ vì ông ta là … hoàng đế, trong khi đáng lẽ ta phục tùng ông ấy chỉ vì ông ấy thông minh” 


Điều này có nghĩa rằng, dù là hoàng đế mà ngu thì chúng ta chả cần phải phục tùng.


7 – Bởi vậy, chúng ta – những con người có lý tính – phải giữ tinh thần phê phán trước quyền lực cũng như trước tất cả mọi sự.


Triết gia đầu tiên, cha đẻ của triết học hiện đại, người thức tỉnh tinh thần phê phán của con người trước những niềm tin tưởng như đã vĩnh cửu của quá khứ, chính là Decartes. Anh này có phát biểu lừng danh mà các bạn đều biết:


“ Tôi nghi ngờ do đó tôi suy nghĩ, tôi suy nghĩ do đó tôi tồn tại!”


Phê phán chính là sự chất vấn quyền lực của những kẻ nắm quyền, bao gồm các chuyên gia, các thầy đời, các thần tượng của quá khứ vân vân và vân vân...


Kiểu thầy đời vác quả lông ra bày thì chúng ta phải đặt câu hỏi, thầy bày lông thầy hay lông bò chứ?


Chúng ta chưa hẳn có khả năng phán quyết để đưa ra đánh giá về mọi thứ, nhưng chúng ta cũng không thể từ bỏ quyền được phê phán mọi thứ, bao gồm phê phán quyền lực…


Ảnh: Tôi không biết ông này, nhưng nghe nói cũng một thời nắm quyền lực và đã bị tước đoạn 




Sunday, January 28, 2024

January 28, 2024

Cực đoan

 Đời sống là sự cân bằng giữa các cực

Friday, January 26, 2024

January 26, 2024

TRIẾT Học về NHÀ NƯỚC

 TRIẾT HỌC 


1 – Nhà nước hiện đại là gì?


A nhỏ - Các ông bà học triết thể nào cũng được học về các hình thái nhà nước – theo cách phân loại mác xít – kiểu “ nhà nước chiếm hữu nô lệ”, “ nhà nước phong kiến”, “ nhà nước tư sản”, “ nhà nước vô sản”.v.v.. và bản chất các hình thức nhà nước đều do bản chất hình thái kinh tế hạ tầng qui định.


Tôi không lằng nhằng thế, tôi chỉ chia ra hai loại, nhà nước hiện đại và nhà nước … tiền hiện đại, thế thôi!


Nhà nước tiền hiện đại là loại nhà nước được thiết kế từ trên, kiểu … xây nhà từ nóc vậy, tức là nhà nước do ông trời sắp đặt.


Tôi cứ khởi nghiệp như Lưu Bang, tụ tập một lũ thảo khấu phạng nhau với chính quyền, đoạt được ngai vàng thì xưng ngôi “ thiên tử”, mà thiên tử là con giời, tức là tôi nhận “ mệnh giời” mà cai quản giang sơn, ban bố luật pháp.v.v...


Rồi khi tôi ngỏm tôi sẽ truyền lại cho con tôi, con tôi đương nhiên cũng là “ nhận mệnh trời” mà lên ngôi cửu ngũ – cửu ngũ là gì thì tra mẹ gúc – và lại tiếp tục cai trị bằng ý chí của nó, có thể nó sẽ vứt mẹ hết luật của tôi và làm ra luật mới…


Các nhà nước tiền hiện đại phương tây, căn bản cũng theo “ ý chí” của thần linh, của thiên chúa.v.v…tương tự như vậy.


Và khi một nhà nước suy tàn, bị thế lực khác trỗi dậy, có thể do nội bộ đấu đá, có thể do bần nông nổi loạn.v.v.. và ngai vàng lại bị cướp, thế lực lên ngai lại do “nhận mệnh trời” mà cai trị thiên hạ.


B nhỏ - Nhà nước hiện đại là nhà nước được thiết kế ngược lại, từ dưới lên, tức là do người dân bầu ra, là những nhà nước kiểu dân chủ tư sản hoặc nhà nước vô sản sau này, không có “ mệnh giời” nào hết.


Mệnh giời tức là “ ý chí phổ biến”, là nguyện vọng của nhân dân.

Nhân dân tư sản thì có nhà nước dân chủ tư sản, nhân dân vô sản và bần nông thì có nhà nước … dân chủ xã hội chủ nghĩa.


Tuy nhiên, nhà nước hiện đại cũng có hai loại, loại dân chủ và loại chuyên chế.


2 – Những triết gia về nhà nước hiện đại


A – Thomas Hobbes ( sinh 1588 – ngỏm 1679)


Anh này là triết gia người Anh, được xem là triết gia đầu tiên lý luận về nhà nước hiện đại. Tư tưởng căn bản của anh dựa trên tiền giả định rằng, con người trong tự nhiên rất tàn bạo, cắn xe nhau như chó, đó là thời mà “ con người là chó sói của con người”, rằng trước khi có nhà nước thì chỉ có những “ cuộc chiến của tất cả chống lại tất cả”


Có lý phết nhở!


Giờ cứ cho tự do, không nhà nước, không pháp luật xem, chả suốt ngày giết nhau, phạng nhau, cướp của nhau. Riêng tôi sẽ đi tìm vợ đẹp của đại gia để … hiếp!


Bởi vậy, để sống được với nhau và hợp tác làm ăn, con người cần phải “ ủy quyền” cho một nhóm trung gian, nhóm này nhận “ ủy quyền” để duy trì trật tự chung, và nhà nước ra đời từ sự ủy quyền đó, gọi là “ Khế ước xã hội”


Ủy quyền chính là từ bỏ một phần “quyền tự do” của mình, để trao nó cho nhà nước.


Bởi vậy, theo Thomas Hobber, nhà nước muốn quản trị xã hội tốt thì phải có quyền lực vô biên, sẵn sàng vì lợi ích chung, lợi ích cộng đồng mà hy sinh lợi ích cá nhân, hay nói cách khác, mỗi cá nhân đã từ bỏ quyền của mình để tạo ra cái “ khế ước” chung, trao quyền lực tuyệt đối cho nhà nước…


Tóm lại, nhà nước phải có sức mạnh để ngăn ngừa việc các anh chị  phạng nhau và ngăn ngừa cả ngoại bang phạng vào.


Nhà nước có quyền trấn áp, kết án, bỏ tù, thậm chí xử tử … cả người vô tôi, nếu việc đó có lợi cho trị an đất nước và nghĩa vụ của người dân là vâng lời.


Anh triết gia này được xem là cha đẻ của những nhà nước chuyên chế hiện đại.


B nhỏ - Jean – Jacque Rousseau ( sinh 1712 ngỏm 1778)


Anh này là triết gia Pháp thời khai sáng, rất lừng danh mà nhiều bạn biết tên, đọc mẹ là Giăng Giắc Rút Sô cho dễ…


Rút Sô quyết liệt phản đối tư tưởng của Thomas Hobber, vì tiền giả định của anh cũng khác mẹ của Hobber. Với Rút Sô, bản chất con người trong tự nhiên là hoàn toàn tử tế và thiện lành, chính đời sống hiện đại mới làm con người … tha hóa thành xấu xa và độc ác.


Anh có vẻ khá giống với Lão Tử bên tào nhỉ?


Và, Rút Xô thường được xem là cha đẻ của cách mạng Pháp, vì anh bênh vực quyền của con người, đặc biệt người bình dân, bần nông nghèo khổ. Anh sáng tác hẳn cuốn “ Khế ước xã hội” hòng tìm ra một nhà nước trong đó, quyền của nhà nước là bảo vệ con người và bản thân con người cũng không phải tử bỏ tự do trong nhà nước.v.v…


Kiểu nhà nước của “quần chúng làm chủ” này đôi khi cứ loạn xà ngầu vì khi đó, ông buôn mắm tôm cũng lý luận như triết gia và dứt khoát không chịu phục ông tiến sĩ triết học. Kiểu “ bố mày cũng triết học mắm tôm đây, ờ…”


Anh chính là tác giả của những “ nhà nước của các bần nông” trên thế giới, ở đó ai cũng tự do và ai cũng … có quyền. Nhà nước này tất nhiên khó mà tồn tại, sau này bị K. Marx phê phán là “ không tưởng”


C nhỏ - Jonh Loke ( sinh 1632 ngỏm 1704)


Ông kễnh này thì quá lừng danh, được xem là cha đẻ của nhà nước dân chủ tư sản hiện đại. Chính tinh thần cuốn “ khảo luận về chính quyền số 2” đã làm nền tảng cho hiến pháp mỹ lừng danh sau này.


Vậy anh này thông thái chỗ nào?


Anh phủ định tư tưởng của Hobber, rằng trong tự nhiên thì chỉ có hỗn loạn, rằng chỉ có cướp giết hiếp loạn xà ngầu, và anh cũng không hoàn toàn đồng ý với Rút xô rằng trong tự nhiên thì con người toàn thiện lành …. như bụt cả!


Ngay trong tự nhiên, chúng ta đã bị điều chỉnh rồi, nghĩa là chúng ta có những quyền hạn và nghĩa vụ do chính tự nhiên ban bố và chúng ta, những sinh vật có lý trí phải thực hiện. Nói cách khác, ngay trong tự nhiên đã xuất hiện những quyền mà con người đã chấp hành, khi con người ý thức mình là con người, trước khi có nhà nước.


Từ đó anh mới đặt ra khái niệm “ Quyền tự nhiên” 


He he… và các vĩ nhân sau này thuổng của anh rất nhiều, bao gồm cha già nước mỹ và cả cha già quê mình, kiểu:


“ Con người sinh ra có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, đó là QUYỀN TỰ NHIÊN … bất khả xâm phạm” 


Và nhà nước công chính là nhà nước bảo vệ và bảo đảm những quyền tự nhiên ấy.


Thôi, triết học biên dài quá, đéo ai đọc!


Nhân tiện các anh chị nên nghĩ về tinh thần luật pháp “ kiên quyết không bỏ lọt tội phạm” và tư tưởng “ thà bỏ lọt tội phạm chứ không xử oan người vô tội” là từ mô hình nhà nước nào nhé!


Ảnh mát mẻ nhân trời đông lạnh giá

January 26, 2024

CHUYÊN CHÍNH

 CHUYÊN CHÍNH 


Chuyên chính chính là sử dụng bạo lực để giành chính quyền và giữ chính quyền. Khi đó, bạo lực không phải là công cụ của pháp luật mà ngược lại pháp luật là công cụ của bạo lực. Kẻ nào nắm bạo lực, kẻ đó nắm chính quyền.

Saturday, January 20, 2024

January 20, 2024

TẠ I SAO TIÊU PHONG CHẾT?

 VI DIỆU 




"Ta không độ được con bằng câu "ưng vô sở trụ..." thì ta độ con bằng Giáng Long, Lăng Ba và Tiểu Vô Tướng"


TT. Tuệ Sỹ,  cuối tháng 05 năm 2006


Có lần ngồi uống trà với Ôn,  tự dưng Sư đồ bàn chuyện Kiếm Hiệp Kim Dung suốt 8 tiếng đồng hồ. Số là hôm ấy tôi rất buồn bực vì ông Partner người Thụy Sĩ Jürg Vontobel lừa gạt tôi trắng trợn trong thương vụ Vietnam Holding.  Tôi tức đến muốn đánh chết lão khi lão đến Việt Nam. Thấy tôi buồn bực,  Sư Phụ đã nói chuyện Kiếm Hiệp với tôi gần một ngày trời,  nên khi rời khỏi Thị Ngạn Am, tôi bỏ ý định nện Jürg. Đặc biệt,  Ôn còn gửi cho bài viết về Tiêu Phong của Thi Hào Bùi Giáng, Bắc Cái Vạn Hạnh cũng là một cao thủ Võ Lâm (lý thuyết.)


Xin chia sẻ với mọi người 


-------


TẠI SAO TIÊU PHONG CHẾT?


BÙI GIÁNG


Hiểu theo lối lai rai ta có thể căn cứ theo lời thốt cuối cùng của Tiêu Phong và tưởng đó là nguyên do thật sự của cái chết kia:

- Tâu Bệ Hạ, Tiêu Phong này là con dân nước Liêu, mà ngày nay phải ra mặt đương đầu bức bách vua nước Liêu, thì Tiêu Phong này còn mặt mũi nào sống ở giữa trời đất!

Chàng nói dứt câu, thì rút gươm tự đâm vào thân thể và từ từ ngã xuống.

Tới lúc bấy giờ, ta mới hay rằng chàng chết. Nhưng thực ra chàng đã chết từ trước kia. Chàng đã chết từ cái lúc lỡ lầm giết mất A Chu.

Cùng với cái chết của A Chu, mọi nỗi hư huyễn tồn sinh trong tấn tuồng vô thường vũ trụ nhân gian bỗng mở rộng huếch hoác ra những hang hố đen ngòm. Cái chết của A Chu là chỗ qui tụ hết mọi cắc cớ tồn sinh.

Chỗ tập trung tinh thể của mọi thứ hiểm họa hỗn độn về tấp lên đầu lên cổ con người ta. Mọi niềm tin tưởng chật hẹp thi đua nhau rụng rơi lả tả. Một thứ ánh sáng âm u về chiếu khắp mặt cuộc sống từ bấy tới nay của người anh hùng kia.

Ban sơ chàng tưởng mình là người Hán, chàng coi người Liêu là thù địch dã man, chàng được non nước người Hán ưu đãi, chàng làm Bang Chúa Cái Bang, rồi bất thình lình chàng bị trục xuất, chàng khám phá ra mình thuộc nòi giống chủng tộc Liêu, mình mang mối thù không đội trời chung đối với người Hán, thù nhà, nợ nước. Chàng chạy khắp chốn tìm kiếm thủ phạm đã giết hại cha mẹ chàng, chàng bị đẩy ùa vào những trận chém giết thảm khốc, chàng giết lầm kẻ vô can, vô tội, chàng bị kẻ vô can ráo riết vây đánh, bao trận lưu huyết vô nghĩa đã xảy ra…

Nếu chàng có một tâm hồn hiền triết chút ít, ắt những cuộc hội ngộ dây dưa oan uổng kia đã đủ khiến chàng dừng bước và tự nêu trở lại với mình cái vấn đề thị phi rối rắm giữa dâu biển đa đoan, cùng bao nhiêu thảm họa oan uổng mà mọi kiếp người phải nai lưng ra gánh vác.

Nhưng chàng bản chất anh hùng sôi nổi hơn là hiền triết đăm chiêu. Chàng vẫn lao đầu tới.

Chàng vấp đầu vào bao nhiêu vách tường diêu mang phi lý căm căm. Chàng vẫn đeo đuổi tới cùng. Giết lầm kẻ này một phen, chàng vẫn tiếp tục giết lầm kẻ kia một phen. Mà không phải là hoàn toàn vô lý. Oan nghiệt gia đình chàng quá thê thảm. Bước đi trong cõi hỗn độn, chàng vẫn có cái lý của mình. Cho tới lúc cái lý do thống thiết của chàng vấp phải cái chết của A Chu, thì mọi bóng ma quái gỡ bắt đầu vây ám. Cõi hỗn độn thị hiện nguyên hình trong tấn tuồng huyễn hoặc. Linh hồn chàng âm thầm biến chuyển. Nhưng chưa tới mức tuyệt đối buộc chàng dừng lại, chấm dứt mọi hành động.

Dường như trong cơn tuyệt vọng đoạn trường, chàng vẫn phải bám vào lý do phục thù để sống. Chàng không thể cạo đầu sạch sẽ để đi tu.

Cho tới lúc?

Cho tới lúc chàng khám phá ra rằng phụ thân chàng chưa chết. Tiêu Viễn Sơn còn sống. Và Tiêu Viễn Sơn lại chính là kẻ đã cố tình gieo rắc bao nhiêu ngộ hội hỗn mang trên con đường chàng đi. Tiêu Viễn Sơn vẫn có cái lý chính đáng của Tiêu Viễn Sơn. Tiêu Phong cũng chẳng thể nào từ bỏ phụ thân. Nhưng bỗng nhiên Tiêu Phong biến thành vật hy sinh trong mê cung tồn hoạt. Từ đó hai cha con nắm tay nhau bước cái bước cay đắng dị thường trong giai đoạn cuối.

Tiêu Phong dường như vẫn còn giữ đủ phong độ kẻ anh hùng. Nhưng thật ra trong linh hồn chàng đã thấy mở ra bao nhiêu khoảng trống vắng hãi hùng.

Đoạn cuối Thiên Long Bát Bộ đã âm thầm cho thấy những cơn lặng lẽ hoang liêu của Tiêu Phong trong những cuộc cùng bạn hữu hội diện.

Chàng đã âm thầm thể hội tấn tuồng hư huyễn nhân gian. Nhưng người anh hùng vẫn không thể nào đi tu. Cũng chẳng thể nào biến thể hóa thân làm một thằng thi sĩ bồ bịch của mây bay gió cuốn phận mỏng cánh chuồn chuồn chịu chơi phiêu bồng với châu chấu.

Sống đã anh hùng thì chết cũng anh hùng. Cái chết cái sống của Tiêu Phong là cái chốn quy hợp dị thường của mọi lảo đảo thị phi. Cuộc đời Tiêu Phong là cuộc đời kẻ anh hùng - hiểu theo nghĩa: một tại thể bát ngát đứng ra làm trụ sở cho sa mạc về mở cuộc tranh chấp và hội đàm với tồn lưu.

Chàng sống và chàng chết để làm nảy ra những tia sáng âm u huyền bí thiết cốt nào đó, đủ sức biến cõi thế vô thường thành cõi bờ cho những trận ba la mật về sau.

Cũng chính vì vậy nên bên cạnh thảm kịch Tiêu Phong, còn một thảm kịch Du Thản Chi, A Tỷ… Một tiếng nói cốt yếu liên can tới Du Thản Chi, ông Kim Dung đã để cho Tiêu Phong thốt ra. Tiếng nói đó không cứu vãn được gì cho Du Thản Chi. Nhưng nó vãn hồi được rất nhiều cho những tình yêu ngang trái.

A Tỷ móc hai con mắt quăng trả lại cho Du Thản Chi nàng ôm xác Tiêu Phong chạy lao mình xuống hố. Nghĩa là: triệt để mù lòa chạy vào sa mạc của tình yêu.

Hư Trúc cũng yêu đương vị công chúa trong hầm tối. Đoàn Dự cũng mù quáng chạy theo tà áo của Vương Ngọc Yến. Hai người bạn thiết này của Tiêu Phong sẽ thành tựu cái mộng yêu đương mà Tiêu Phong đã để sẩy mất. Cuốn truyện thảm khốc của Kim Dung giữ được thế quân bình rộng rãi. Có kẻ sống để thành tựu tình yêu. Có kẻ chết để thành tựu tình yêu. Cái thứ tình yêu khủng khiếp của bọn kia, quả thật là một thứ gì hy hữu. Nó chạy tràn khắp chốn, từ nhân vật chính đến nhân vật phụ, nó băng qua những máu, những lửa, những chém giết hỗn độn, những ngộ hội khổng lồ, nó lao mình vào tận cõi chết, nó chịu chơi một cách gay cấn, nó đem sinh mạng con người ra đánh trận một còn một mất. Cho Tiêu Phong chết, là một cách giúp chàng chuộc lại tình yêu của A Chu, và đồng thời làm rạng rỡ ý nghĩa những cuộc tình yêu khác và những cuộc từ khước khác do tình yêu đòi hỏi. 

Sách Kim Dung, sách Ngọa Long Sinh, Shakespeare… là những cuốn truyện dị thường, chúng thiết lập một cái gì không tuổi không tên trên căn cơ sa mạc. Một cái gì không tuổi không tên? Ta gọi nó là tình yêu? Nhưng tình yêu là gì? Nó chạy tràn khắp bình diện, nó biến thể thiên hình vạn trạng trong những mệnh đề phụ không lời, trông nó nhiều phen mù quáng chọi lại lòng từ bi, mà thật ra lại đi sát cõi bờ bác ái? Mọi lời bàn giải của chúng ta từ đó cứ như đứng trước một tai hại nguy hiểm khôn hàn: Thốt bất cứ một lời nào đều như mặc nhiên gây ngộ hội trong âm thanh ù lỳ của một tiếng. Làm sao đem cái gáo, cái cây sáo, mà đo cái tầm nước đầy vơi của sông biển? Làm sao đem cái ngôn ngữ luận lý mạch lạc thông thường mà độ cho được những lớp lớp mây bay trong không khí? Mà không khí là gì? Là cái vô dạng vô thể vô hình, nó không có mạch lạc ràng buộc, và vì thế nó chứa chan nguồn sống. Nó giúp chim cất cánh bay đã đành, mà cũng chính nó giúp cho con cá lội. Và đôi phen cũng ru cho con beo con gấu ngủ yên một giấc ở trong rừng.

Cõi vô ngôn trong những kiệt tác xưa nay vốn chứa chất nhiều bình diện phải được khai mở. Khai mở bằng cách nào? Bằng thể hội một cách tịch nhiên. Lưu ý tới những thứ tạm gọi là mệnh đề phụ: một nhà sư bí mật nào bỗng nhiên hiện ra nơi Tàng Kinh Các? Một cô gái Áo Vàng nào bỗng đâu hai lần đi về từ cõi “Chung Nam Sơn Hậu” tham dự vào cuộc tranh chấp thị phi và ngâm câu: 

“Chung Nam Sơn Hậu?  

Hoạt tử nhân mộ. 

Thần điêu hiệp lữ. 

Tuyệt tích giang hồ…”

Từ cái cõi tuyệt tích giang hồ kia, cô gái áo vàng lại trở về. Và chỉ một mình cô giải quyết được một sự tình đang sắp đi vào chỗ bế tắc. Tại sao như thế? Cũng chỉ có một mình cô thốt nữa câu cốt yếu về Trương Vô Kỵ (mà ông Từ Khánh Phụng dịch lộn đi một chút)…

Nhà sư bí mật trong Thiên Long Bát Bộ cũng thế, xét trên quan điểm từ bi của nhà Phật, thì bao nhiêu hành động của Tiêu Phong phải bị lên án. Nhưng nhà sư phi phàm kia đã đột ngột hiện ra trong một trường hợp nào đó, và không tiếc lời xưng tụng Tiêu Phong? Thế là nghĩa lý gì?

Chỉ thử nêu câu hỏi ra và để yên nó mở ra như thế. Mảnh đất đai luận lý học tùm lum gai góc ngày nay, không cho phép ta đáp bất cứ một lời gì.  

Bùi Giáng


TẠI SAO ĐOÀN DỰ SỐNG?


BÙI GIÁNG


Đoàn Dự sống vì chàng bản chất lai rai chịu chơi. Với chàng, chỉ có yêu đương là tất cả. Ngoài ra, chàng từ khước hết. Chàng từ khước võ công cái thế, chàng từ khước phú quý vinh quang. Con cái đế vương vua chúa mà giũ áo ra đi lang thang góc biển, kết bồ bịch với hảo hán giang hồ. Nơi chàng tuyệt nhiên không thấy dấu vết của con người ỷ vào giai cấp, kiêu hãnh vì tài hoa. Hồn nhiên sống theo sở thích, hồn nhiên xen vào nhưng cuộc tranh chấp giang hồ, đem lời hơn lẽ thiệt ra khuyên giải mọi người, chả cần biết là họ có thèm nghe mình nói hay không. Chàng hồn nhiên tin rằng ai ai cũng tốt cả. Ai ai cũng sẳng sàng nghe chuyện đạo nghĩa. Nhiều phen chàng lâm vào cảnh lố bịch mà vẫn chịu chơi. Chàng lố bịch một cách thơ mộng. Bị người ta sỉ vả, đày đọa khốn đốn, cũng chẳng bao giờ thấy chàng oán hận. Chính vì cốt cách của chàng như thế nên sự hiện diện của chàng nhiều phen đã đem lại bình ổn cho những cuộc xung đột sắp đi đến chỗ điêu đứng bất khả vãn hồi.

Võ công của chàng cũng thơ mộng chịu chơi. Siêu tuyệt mà vẫn có chỗ lai rai. Lúc thi thố thần diệu tuyệt luân. Lúc đánh ra không ăn nhằm đâu vào đâu cả. Lúc xuất quỷ nhập thần. Lúc ù ù cạc cạc đờ đờ đẫn đẫn như linh hồn thằng bé ngơ ngác ngây ngô. Chỉ có bước Lăng Ba Vi Bộ dùng để tránh đòn là luôn luôn thi thố được… Ấy có nghĩa rằng môn võ công ấy không dùng để tấn công sát hại ai vì thế nó luôn luôn hợp với bản chất của Đoàn Dự. Đoàn Dự lúc nào cũng vận dụng nó được. Môn Lăng Ba Vi Bộ từ đó cũng là một thứ gì huyền diệu bí nhiệm như ngôn ngữ Dịch Kinh. Một thứ gì thuộc cái thời uyên nguyên thượng cổ.

Một thứ gì không còn ngấn tích lưu tồn trong xã hội ngày nay. Vì thế nên bà chúa cung Linh Thứu, một lần nhìn thấy chàng thi triển môn võ công ấy bà đã mơ màng đăm chiêu tự hỏi: 

- Kẻ ấy là ai? Kẻ ấy là ai? Mà học được môn Lăng Ba Vi Bộ? Một môn võ công từ lâu đã thất truyền? Kẻ ấy là ai?

Kim Dung đã để cho bà chúa kia nêu đi nêu lại một dấu hỏi ngậm ngùi. Kim Dung đã để cho Tiêu Phong kết nghĩa anh em với Đoàn Dự ngay từ lúc sơ ngộ, ấy cũng là thuận theo lẽ đồng thanh đồng khí. Hai con người trông khác nhau một trời một vực kia lại giống nhau vô ngần trong tinh thể hào hoa quảng đại. Chỉ có khác một điều: Hoàn cảnh Tiêu Phong bi đát đã xô chàng đi vào những lối đi thê thảm, không cho phép chàng được thong dong thành tựu tinh thể bao dong quảng đại của mình. Tinh thể xin phó thác cho hai người bạn thiết: Đoàn Dự và Hư Trúc.

Để cho ba kẻ kết nghĩa anh em, Kim Dung đã xây dựng tác phẩm trong một mối tư lường sâu xa về tồn thể uyên nguyên. Và cũng vì nguyên do đó, nên cuối cùng Vương Ngọc Yến đã đáp lại tình yêu của Đoàn Dự. Vương Ngọc Yến lấy Đoàn Dự có nghĩa là: Vương Ngọc Yến đã lên đường tìm về miền cõi chân chính của tinh thể mình vậy.

Sách Ngọa Long Sinh cũng mở ra cái vùng thăm thẳm của suy tư về tồn thể uyên nguyên. Duy có điều: Ông thử thách lòng kiên nhẫn của độc giả một cách trầm trọng quá. Ông để nhiều khoảng vắng lặng quá u uất, sau những cuộc dây dưa kéo quá dài trong những động tác chẳng có chi hấp dẫn. Người đọc chịu khó theo dõi ông trong mấy chục bộ võ hiệp tràng giang đại hải, ắt sẽ còn tìm thấy những gì não nùng huyền bí mà trong sách Kim Dung không có. Tạm có thể nói rằng: Sách của ông kém sách Kim Dung ở phương diện nào đó thì ấy là điều kiện cốt yếu để thể hiện những gì ẩn mật vượt quá sách Kim Dung. Và sách Kim Dung nếu có thua sách Ngọa Long Sinh ở phương diện nào đó thì ấy cũng là điều kiện cốt yếu để có thể đi rộng vào đại đa số độc giả. 

(Nhưng nên nhớ rằng những kiệt tác thật sự của Ngọa Long Sinh chẳng bao giờ nên dịch ra Việt ngữ. Kẻ nào muốn tìm hiểu Ngọa Long Sinh hãy nên chịu khó bỏ ra một thời gian phiêu bồng học chữ Hán). 


Bùi Giáng

January 20, 2024

THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH

 🌿 TUỆ SỸ

THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH


🍁 Ta về một cõi tâm không

Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn

Còn yêu một thuở đi hoang

Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya


💫 Ta đi dẫm nắng bên đèo

Nghe đau hồn cỏ rủ theo bóng chiều

Nguyên sơ là dáng yêu kiều

Bỗng đâu đảo lộn tịch liên bến bờ

Còn đây góc núi trơ vơ

Nghìn năm ta mãi đứng chờ đỉnh cao


🍁 Bên đèo khuất miễu cô hồn

Lưng trời ảo ảnh chập chờn hoa đăng

Cây già bóng tối bò lan

Tôi ôm cỏ dại mơ màng chiêm bao


💫 Đã mấy nghìn năm đợi mỏi mòn

Bóng người cô độc dẫm hoàng hôn

Bởi ta hồn đá phơi màu nắng

Ôm trọn bờ lau kín nỗi buồn


🍁 Từ thuở hồng hoang ta ở đâu

Quanh ta cây lá đã thay màu

Chợt nghe xao xuyến từng hơi thở

Thấp thoáng hồn ai trong khóm lau


💫 Trên đỉnh đèo cao bát ngát trông

Rừng, mây, xanh, ngắt tạnh, vô cùng,

Từ ta trải áo đường mưa bụi

Tưởng thấy tiền thân trên bến không


🍁 Khi về ngả nón chào nhau

Bên đèo còn hẹn rừng lau đợi chờ

Trầm luân từ buổi ban sơ

Thân sau ta vẫn bơ vơ bụi đường


💫 Bóng tối sập, mưa rừng tuôn thác đổ

Đường chênh vênh vách đá dọa nghiêng trời

Ta lầm lũi bóng ma tròn thế kỷ

Rủ nhau đi cùng tận cõi luân hồi


🍁 Khắp phố thị ngày xưa ta ruổi ngựa

Ngang qua đây ma quỷ khóc thành bầy

Lên hay xuống mắt mù theo nước lũ

Dẫm bàn chân lên cát sỏi cùng trôi


Rồi ngã xuống nghe suối tràn ngập máu

Thân là thân cỏ lá gập ghềnh xuôi

Chờ mưa tạnh ta trải trăng làm chiếu

Nghìn năm sau hoa trắng trổ trên đồi


💫 Gởi lại tình yêu ngọn cỏ rừng

Tôi về phố thị bởi tình chung

Trao đời hương nhụy phơi hồn đá

Thăm thẳm mù khơi sương mấy từng


🍁 Một thời thân đá cuội

Nắng chảy dọc theo suối

Cọng lau già trầm ngâm

Hỏi người bao nhiêu tuổi


💫 Bước đi nghe cỏ động

Đi mãi thành tâm không

Hun hút rừng như mộng

Tồn sinh rụng cánh hồng


🍁 Thân tiếp theo thân ngày tiếp ngày

Mù trông dư ảnh lá rừng bay

Dõi theo lối cũ bên triền đá

Sao vẫn còn in dấu lạc loài


💫 Khi về anh nhớ cài quai nón

Mưa lạnh đèo cao không cõi người


Tuệ Sỹ

(2011-2012)


...


January 20, 2024

TỰ TRỌNG

 Tự trọng là gì?

Thường nghe đánh mất lòng tự trọng, phải chăng là dựa trên giả định rằng tự trọng là phẩm chất tự nhiên của con người?

January 20, 2024

BÀI GIẢNG CỦA THẦY TUỆ SỸ.

 BÀI GIẢNG CỦA THẦY TUỆ SỸ.



“Khi chưa tu thì tham sân ít, tu riết càng mê Phật, cho rằng mình hiểu Phật rồi thì tham sân càng nhiều… Viện cớ tôi bảo vệ chánh Pháp cho nên người nào phá hoại Phật pháp thì tôi giết nó, tôi nói láo, tôi nói dóc, tôi làm mọi cái để triệt hạ nó”. Điều đó hoàn toàn sai. 


Không bao giờ hại một người, dùng mưu mô thủ đoạn để nhân danh bảo vệ chánh pháp. Không thể đem bàn tay dơ để bốc cơm ăn mà lại cho rằng như vậy là đang bảo vệ nồi cơm đó được. 


Không thể đem cái dơ mà bảo vệ cái sạch, cái thanh tịnh được. Mình phải trong sạch trước, tâm tư này phải trong sạch thì bảo vệ chánh pháp mới trong sạch. Mang tâm tư hại người thì chánh pháp không thể trong sạch được. 


Chánh pháp của Phật là làm ích lợi cho mọi người. Với kẻ ăn cướp mình cũng hóa độ nó, cũng dạy nó, cũng cải đạo nó. Thấy tên ăn cướp đang rớt xuống địa ngục thì mình cũng phải tìm cách chặn lại, nếu nó đã rớt xuống địa ngục mà mình xuống được như Ngài Địa Tạng thì mình xuống, còn không xuống được thì thôi, không ai bắt. Chứ không phải nói vì nó ăn cướp phải xuống địa ngục rồi xô cho nó xuống luôn. Thành ra ta vì bảo vệ chánh pháp mà đẩy mọi người xuống địa ngục, như vậy là sai.


Bảo vệ chánh pháp là ích lợi cho cả con kiến, con sâu, con bò,… chứ không phải ích lợi cho một phe nhóm của mình hay cho cái đạo của mình, hay chỉ ích lợi cho những người theo Phật. Như vậy không phải ích lợi, đó là ích kỉ, thành ra cái đó là tẩu hỏa nhập ma, yêu Phật quá, mê Phật quá, mê đến độ chỉ thấy Phật không thấy người khác. 


Phật không cần cái mê đó, Phật không cần ai bảo vệ. “Chánh pháp Như Lai, kim cang bất hoại thân”, Phật pháp không cần ai bảo vệ, chúng ta là phàm phu, với thân hữu lậu chịu quy luật sanh diệt khổ não, như đem thân 37kg bảo vệ ông đại lực sĩ, ai cũng cười, vì không thể bảo vệ được. 


Chúng ta là những con người hữu lậu, tâm tư hữu lậu, sanh diệt trong từng sát-na mà bảo vệ chánh pháp vô lậu bất sinh bất diệt, đem cái hữu lậu bảo vệ cái vô lậu, đem ngu si ngu muội để bảo vệ cái thanh tịnh cao siêu của đại trí, thì không ai có thể nói cho đúng được. 


Cần dựa cái mình thực hành thế nào cho đúng, ích lợi cho mình, ích lợi cho nhiều người đó chính là bảo vệ Phật pháp. Phật pháp tồn tại vì ích lợi cho mọi người chứ không phải tồn tại để khống chế mọi người, cho nên chúng ta học kinh thường đi đến chỗ mê Phật, mê tới chỗ mê muội luôn thì không còn chánh pháp nào nữa, mà gọi đó là tẩu hỏa nhập ma vậy.


(Trích trong Kim Cang giảng giải).

Thursday, January 18, 2024

January 18, 2024

Lưu chưa đọc

 SINH HOẠT VĂN HÓA THUẦN VỆT T51: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ PHỤC HỒI SỨC SỐNG CỦA DÂN VIỆT ?


Bài số T51

Nhóm Nhân Văn Việt Tộc xin được thông báo là lớp Văn Hóa Thuần Việt được mở ra với mục đích : KHAI THÔNG BẾ TẮC TƯ TƯỞNG để sự kết hợp toàn dân được dễ dàng.

 

Kính mời quý vị tham gia đông đảo

------------------

Chúng ta đã học xong :

Phần 1 / Phục Hồi Dân Khí và  Phần 2 / Khai Phóng Dân Trí

Nay chúng ta bước sang phần 3 nói về tiến trình xây dựng XÃ HỘI HÀI HÒA

Thứ Năm này (05.10.2021)  chúng ta học bài số T51 với chủ đề : PHỤC VIỆT để biết cách phải làm gì để phục hồi sức sống của dân Việt ?

Xin mời quý vị tham gia để đóng góp cho việc chung của đất nước.

------------------

Xin giới thiệu với quý vị 3 đường dẫn sau đây, và kính mời các hiền tài tiếp tay cho chương trình này bằng cách viết bài theo tiêu chuẩn đòi hỏi để bổ túc cho khoa NHÂN VĂN VIỆT TỘC mà con cháu chúng ta đang cần trau dồi để biết đường bảo vệ sự tự chủ của chúng.

http://nhanvanviettoc.blogspot.com

  là nơi lưu trữ tài liệu để soạn bài về Văn Hóa Thuần Việt

http://vanhoathuanviet.blogspot.com

  là nơi lưu trữ các bài đã soạn xong.

http://facebook.com/GS

 HOÀNG ĐỨC PHƯƠNG  là nơi lưu trữ 3 kinh nhật tụng

1.      Bạch Hóa Huyền Sử thời Hùng Vương (chỉ cách tìm hiểu lịch sử qua di vật để lại)

2.      Giáo Khoa Việt Tộc mang số VHV (các bài giáo khoa Việt Tộc cho trẻ 8-18 tuổi)

3.      Kiến Thức Đấu Tranh mang số TNT (bổ xung kiến thức cho các nhà đấu tranh)

------------------------------

Quý vị có thể tải bài T51 (a+b) và các livestream đã được lưu trữ ở http://facebook.com/

 Duc Phuong Hoang (Nhận diện là ảnh diễn giả) .

Ngoài ra quý vị có thể liên lạc với quản trị viên của Facebook để nhận bài vở và những hướng dẫn khác. Hoặc liên lạc với ban Học Vụ : vuvietnhan532@gmail.com

Nhóm Nhân Văn Việt Tộc kính báo


Livestream được phát trực tiếp trên các phương tiện truyền thông xã hội TWITTER (@TINGNINGIVITNA1), YOUTUBE (@tudo9839), FACEBOOK link được có ghi trong phần mô tả. Chân thành cảm ơn Quý Vị. Kính mời Quý Vị cùng theo dõi, hãy ghi danh, bấm "thích" và nhấn chuông thông báo để cập nhật những bài mới nhất, đây là nơi lưu trữ livestream các bài GS đã giảng, Quý Vị có thể nghe lại hoặc tải xuống giữ làm tài liệu tham khảo. Chân cảm ơn. Kính xin giới thiệu với Quý Vị kênh YouTube (@gs.ts.hoangucphuong8203) Lớp Văn Hóa Thuần Việt của GS HOÀNG ĐỨC PHƯƠNG 


Trên YouTube: @gs.ts.hoangucphuong8203


Trên TWITTER: @TINGNINGIVITNA1


Trên FACEBOOK https://www.facebook.com/GSHoangDucPhuong/ 


SÁCH BẠCH HÓA HUYỀN SỬ (Đủ Bộ) https://drive.google.com/drive/folders/1dRxNGeSDpLTB_nMJz1ijcYBHMeYybi-a?usp=sharing


 SÁCH TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ (ĐỦ BỘ) https://drive.google.com/drive/folders/1o42Y-S1hMkeaE5j0DYaADKKSGdVNxk0k?usp=sharing 


SÁCH VĂN HÓA THUẦN VIỆT (ĐỦ BỘ) https://drive.google.com/drive/folders/1MT4oJOVKJEYqKznzZpVcQKw4vO9eX_Ph?usp=sharing 


MỜI ANH CHỊ EM tải về bài nhạc ĐẤT NƯỚC LÂM NGUY để nghe và làm nhạc chuông cho điện thoại cũng như phổ biến cho người thân và gia đình cùng nghe https://drive.google.com/drive/folders/16OQnLgmSt_klFpYFlrzZbHixtRVRF_uz?usp=sharing 


MỜI ANH CHỊ EM TẢI VỀ BỘ SÁCH BƯỚC CHÂN LOÀI NGƯỜI – GS.STEPHEN OPPENHEIMER https://drive.google.com/drive/folders/1FOoOYuqV7pcg94G8iVn7GktPRlr0m7xs 


SÁCH CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM TÙNG PHONG (NGÔ ĐÌNH NHU) 

https://drive.google.com/drive/folders/1skOzhfLdv2jdiEvYyKx5Sr3Y5uxbw_o4?usp=sharing 


PHẦN 5 LỊCH SỬ MẢNH ĐẤT ĐÔNG Á https://drive.google.com/drive/folders/1DGoKluLlveao0S6Pue0f5qhDL66ENpiW?usp=sharing 


Rất mong các bạn tham gia chia sẻ ủng hộ LỚP HỌC VĂN HÓA THUẦN VIỆT. Trân trọng cảm ơn ♥️


Want to create live streams like this? Check out StreamYard: https://streamyard.com/pal/d/5351934113611776

January 18, 2024

DUY TÂM VÀ DUY VẬT

 DUY TÂM VÀ DUY VẬT


Mục đích sống của người ta là thoả mãn những nhu cầu. Nhu cầu đó có thể là: đủ ăn đủ mặc hoặc được người khác nể nang (sợ hãi, kính trọng) hoặc muốn thiên hạ lưu danh. Người có nhu cầu này, người có nhu cầu khác, không nhất thiết ai cũng như ai.


Để thực hiện được mục đích đó cần phải có giải pháp. Nếu tuỳ tiện thực hiện giải pháp của mình thì sẽ gây ra xung đột - giải pháp của người này làm hại giải pháp của người khác.


Nhằm tránh xung đột, người ta sẽ đưa ra tiêu chuẩn đúng - sai (chân lý) để giải pháp phải tuân thủ.


Chuyện đúng sai hoàn toàn căn cứ trên khác niệm. Có 2 loại quan niệm, hoặc thế giới thuộc về con người hoặc con người thuộc về thế giới.


Quan điểm đầu gọi là Duy tâm, quan điểm sau gọi là Duy vật. Duy tâm cho rằng, ai kiếm được nhiều thì nó thuộc về người ấy. Ngược lại Duy vật cho rằng, anh có nhiều hơn mức bình quân nghĩa là anh đã có tội.


Mọi gán ghép khác chỉ là chụp mũ cho Duy tâm hay Duy vật mà thôi.